Phương pháp nuôi dạy con sớm (0-6 tuổi) của người Nhật - Phần 2

Chương 1 - Nuôi dưỡng con bằng cảm nhận của cha mẹ với 3 chủ đề: Tất cả các bé sơ sinh đều là thiên tài. Cách trẻ con học tập khác với cách của người lớn. Các năng lực phát triển của trẻ trong từng giai đoạn.
Phương pháp nuôi dạy con sớm (0-6 tuổi) của người Nhật - Phần 2

Chương 1:Nuôi dưỡng con bằng cảm nhận của cha mẹ

 

Point 1 : tất cả các bé sơ sinh đều là thiên tài

 

· Trẻ càng nhỏ tuổi thì não càng linh hoạt và tốc độ tiếp thu càng nhanh và lượng thông tin tiếp thu càng nhiều

0-3 tuổi là giai đoạn mà tất cả những gì trẻ được tiếp nhận, được dạy sẽ được lưu giữ và hấp thụ hoàn toàn trong ý thức tiềm tại 潜在意識 (深い意) của não.

 

· Giai đoạn 6 tháng đầu đời của trẻ là giai đoạn cơ bản nhưng quan trọng nhất để giúp trẻ phát huy khả năng ngôn ngữ. Trẻ không tiếp nhận ngôn ngữ theo cách giống như người lớn là lí giải nó rồi lưu vào bộ não, mà là tiếp thu một cách tự nhiên như là thuộc lòng vào trong ý thức tiềm tại 潜在意識(深い意) của não. Sau đó khi sự lí giải của trẻ tăng dần thì những ngôn ngữ đó cũng được tích lũy trong não cũng sẽ được trẻ dần lí giải, và rồi sẽ tự động được trẻ phát ra thành tiếng nói. Chính vì thế ngôn ngữ dù khó đến mấy thì trẻ cũng đều có thể lí giải được. Bất kì ngôn ngữ nào trẻ cũng có thể tiếp nhận được. Nếu giai đoạn này mà cứ để trẻ nằm im, không kích thích về âm thanh hay ngôn ngữ là làm mất khả năng tiếp nhận và lí giải ngôn ngữ của trẻ.

· 「刻印づけの方法」にみるテレビの意外な害悪: Khi đứa trẻ vừa ra đời thì mỗi một sự tiếp nhận từ thế giới bên ngoài đều được trẻ lí giải rằng nó là một ấn tượng mang một ý nghĩa nhất định nào đó. Sau khi sinh 1 tháng rưỡi là trẻ có thể nghe được âm thanh, nhìn được xung quanh. Từ thời khắc đó nếu cho trẻ coi tivi thì trẻ sẽ không còn phản ứng với những lời nói chuyện của mẹ nữa. Kết quả là trẻ sẽ không nói được, không chăm chú nhìn mẹ, không tập trung nhìn vào một cái gì, thích tivi hơn là thích nghe giọng nói của mẹ, chậm tự lập, không phân biệt được đâu là nguy hiểm, thích những thao tác về máy móc...

· 赤ちゃんに知的な刺激を与える: Ở giai đoạn 0 tuổi hay 1 tuổi nếu ta cho trẻ tiếp xúc với môi trường giáo dục tốt và đa dạng thì trẻ sẽ càng có khả năng thích ứng cao và phát triển nhanh. Chính vì thế giai đoạn này nếu ta cho trẻ tiếp xúc với nhiều môi trường để phát triển 5 giác quan thì nó sẽ là nguồn nội lực tiềm tàng giúp tri giác của trẻ sẽ tiến bộ vượt bậc so với nếu ta dạy trẻ từ 2 hay 3 tuổi trở đi.

 

Point 2:赤ちゃんの学習は大人の学習と異なる Cách trẻ con học tập khác với cách của người lớn

 

そのまま覚えるパターン学習: pattern poriod (Thời kì lặp đi lặp lại)

 

  Thời kì con từ 0-2 tuổi gọi là pattern poriod, giai đoạn nên cho trẻ tiếp xúc với các sự vật được đặc trưng bởi tính không gian hay trừu tượng như là hình họa, màu sắc, âm thanh ví dụ như là tranh ảnh để phân biệt màu sắc; dạy trẻ nhận biết mặt chữ, logo, cho xem các hình khối để nhận biết các loại hình tròn, vuông, chữ nhật...; nghe nhạc để cảm nhận âm thanh.

  Đây là thời kì mà trẻ chưa thể tiếp thu ngay những điều được dạy bảo nên cha mẹ phải thường xuyên lặp đi lặp lại để cho trẻ nhớ. Đây là thời kì cần sự chuyên tâm của người mẹ, sự kiên nhẫn, tinh ý để phát hiện ra những thay đổi dù là nhỏ nhất của trẻ. Giai đoạn 0-2 tuổi này cũng không đòi hỏi trẻ phải hiểu hay có thể lí giải mọi thông tin chúng được tiếp nhận.

  Thời kì này mọi thông tin hay thế giới quan sẽ được trẻ tiếp thu một cách vô thức và như là học thuộc lòng và được kí ức lại trong bộ não thông qua khả năng học tập đặc biệt mà chỉ thời kì này mới có. Mỗi thứ tiếng nước ngoài có đặc trưng phát âm riêng, vì thế khi trẻ nghe tiếng nước ngoài, trẻ ghi nhớ nó bằng cách tự bản thân trẻ sẽ tạo cho mình một bộ phận tiếp thu đúng ngôn ngữ đó, và ghi nhớ một cách như học thuộc lòng, lưu giữ nó vào bộ não. Rồi một lúc nào đó bản thân trẻ sẽ tự nhiên nói được những từ đó bởi vì nó đã được trẻ lưu giữ vào não và giờ chỉ là phát âm ra theo bản năng.

· 一つひとつ覚える個別学習: Giai đoạn học thuộc lòng này việc dạy trẻ phải được lặp đi lặp lại thì mới giúp trẻ nhớ được. Nếu cho trẻ nghe nhiều rất nhiều từ vừng rất nhiều ngôn ngữ phong phú thì khả năng tiếp nhận và thích ứng của trẻ cũng sẽ nhanh. Bởi vì như thế nó làm cho sự liên kết và truyền tải thông tin giữa tế bào này với tế bào kia trong não trẻ (tạm gọi là đường truyền thông tin trong não) sẽ bền chặt hơn, gắn kết mạnh mẽ hơn, có thể tiếp nhận và xử lí nhiều thông tin phức tạp hơn.

 

Point 3: 赤ちゃんの能力はこんなふうに発達する Năng lực của trẻ phát triển như sau:

 

· Từ khi sinh đến 6 tuổi chia làm 3 giai đoạn:

-0-6 tháng tuổi: Phát triển năng lực cảm nhận thông qua các giác quan (感覚): thời kì quan trọng nhất

-6 tháng - 3 tuổi: Phát triển năng lực biểu hiện và sáng tạo

-3-6 tuổi: Phát triển kĩ năng tư duy

 

· 0-6 tháng tuổi:

 

  Trẻ sẽ nghe được 2 tai cùng một âm sau khi sinh được 2 tuần. Từ lúc này cho trẻ nghe các âm thanh, nghe nhạc, nghe tiếng nói càng nhiều càng tốt. Sau khi sinh được 1 tháng trẻ sẽ nhìn được 2 mắt vào một điểm, nhưng mắt hoạt động nhìn xoay quanh được thì phải sau vài tháng. Vì thế thời kì này là thời kì mẫn cảm nhất của trẻ. Bắt đầu từ khi trẻ được 4 tháng hãy cho trẻ nhìn tranh, ảnh, màu sắc càng nhiều càng tốt. Hãy cho trẻ tiếp xúc với những bức tranh nổi tiếng, tuyệt vời nhất chính là ta đã giúp trẻ một điều tốt là giúp trẻ tiếp xúc với những điều tuyệt vời nhất ngay từ khi chúng mới làm quen với thế giới này. Giai đoạn này trẻ có thể phân biệt các màu sắc giỏi hơn những gì người lớn chúng ta tưởng tượng bởi trẻ sẽ cảm nhận những màu sắc thông qua sự phản xạ của ánh sáng một cách vô thức. Thời kì này nếu đồng thời ta cho trẻ vừa nghe và vừa nhìn (thị giác và thính giác đồng thời) như vừa cho trẻ nhìn vừa đọc cho trẻ, vừa hát cho trẻ nghe, lặp đi lặp lại nhiều lần như thế là phương pháp dạy trẻ vô cùng hiệu quả.

 

· 6 tháng -3 tuổi:

 

- Thời kì phát triển tính tự phát, khả năng biểu hiện, tự lập và sáng tạo. Giai đoạn này nếu ta để trẻ tự do phán đoán thì trẻ sẽ phát huy hết khả năng tự phán đoán của mình. Ví dụ khi cho trẻ tờ giấy to và bút…để vẽ, thay vì đưa trẻ miếng giấy đã cắt sẵn để trẻ tha hồ tự do vẽ, tự do phán đoán xem mình muốn vẽ như thế nào. Treo đồ chơi lơ lửng trên cao rồi cho trẻ với để trẻ nắm lấy được, , và nếu trẻ nắm được thì đó là một bước tiến bộ của trẻ. Đưa cho trẻ tờ báo nếu trẻ có xé rách thì hãy chấp nhận, đưa đồ chơi mà trẻ ném đồ chơi, phá hỏng đồ chơi cũng hãy chấp nhận mà đừng la mắng vì đó là cách trẻ tiếp nhận và tìm hiểu thế giới thông qua những hành vi của chúng. Cho trẻ xem thật nhiều tranh về đồ vật, động vật, thực vật, xe cộ…. đồng thời hãy nói tên những đồ đó khi cho trẻ nhìn. Từ độ tuổi 1-1 tuổi rưỡi thay vì những đồ chơi đơn giản hãy cho trẻ chơi những đồ chơi có tính sáng tạo như những viên gỗ xếp hình, bút màu và giấy. Tuy nhiên khi cho trẻ bút màu để vẽ thì ban đầu chỉ nên cho 1-2 màu rồi sau đó mới cho nhiều màu. Chơi với trẻ bẳng cách chơi trò xếp đồ vào thùng, tìm đồ vật giữa các đồ vật khác...

 

- 1 tuổi-1 tuổi rưỡi hãy dẫn trẻ ra bãi cát để chơi, dẫn trẻ đi dạo công viên, vườn hoa, nhặt đá sỏi, xếp gỗ để trẻ tiếp xúc với những môi trường phát huy khả năng sáng tạo.

- 2-3 tuổi hãy đọc thật nhiều ehon cho trẻ và lặp đi lặp lại những cuốn ehon đó nhiều lần. Những cuốn truyện là những câu chuyện ngắn có tranh minh họa dành cho thiếu nhi gọi là ehon. Truyện tranh được xuất bản ở Việt Nam như "7 viên ngọc rồng", "Siêu quậy Teppi" thì tiếng Nhật gọi là manga, và chưa có cuốn sách nào về giáo dục trẻ em khuyên phụ huynh đọc manga cho trẻ từ khi còn nhỏ cả). Dẫn trẻ đến công viên, viện bảo tàng, sở thú. Cho trẻ dùng nhiều lại bút màu, giấy cũng to hơn để trẻ có thể phát huy hết tính sáng tạo cả mình. Giai đoạn này nếu trẻ làm gì, vẽ gì, có làm bẩn ta cũng đều nên khuyến khích trẻ làm, khen trẻ chứ không nên ngăn cấm hay chê bai. Cũng không được can thiệp hay chỉ đạo vào việc trẻ đang làm, không được dạy trẻ phải làm như này, làm như thế kia mà hãy để tự trẻ làm. Hãy theo dõi sự tiến bộ hàng ngày của trẻ, đó là việc làm cực kì quan trọng để có thể tìm ra các phương pháp mới dạy cho trẻ mỗi khi nhận ra sự tiến bộ hay thay đổi ở trẻ.

 

- 4 tuổi thì trẻ có thể phân biệt được đầu, tóc, chân tay khi vẽ người, nhận biết các sự vật. 3 tuổi chỉ là vẽ theo cảm tính, vô ý thức nhưng khi 4 tuổi là sự liên tưởng và sáng tạo.

 

· 3-6 tuổi: phát huy khả năng tư duy

 

  Đại não sẽ chia làm hai bộ phận là não trước và não sau. Não sau là nơi xử lí thông tin, thị giác và tri giác, lí giải và phán đoán. Kí ức thì lưu giữ ở não hai bên. Từ tai về phía trước đầu là não trước, nơi xử lí những điều liên quan đến động lực (意欲), tư duy, sáng tạo. Và não trước cũng là nơi cư trú của cảm xúc như vui sướng hay đau khổ. Vì thế 0-3 tuổi là chú trọng phát triển não sau, 3-6 tuổi là phát triển não trước. 3-6 tuổi là giai đoạn quan trọng kết hợp chơi và huấn luyện bộ não của trẻ thông qua những trò chơi như là dùng kéo, gấp giấy, xếp hình…nhưng vẫn cần phải lặp đi lặp lại. Giai đoạn này cho trẻ chơi violin hay piano sẽ rất hiệu quả.

Chia sẽ: Share on Facebook Share on Google+ Share on Twitter

Bài viết khác

.
.
.
.
.