Những phương pháp giúp bé tự xúc ăn

Ngay khi tròn 6 tháng tuổi, các bé đã rất thích cầm nắm mọi vật và đưa vào miệng, nhưng lúc này bé ngồi chưa vững, nên thường được cho ăn trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi, nên chưa tự ăn được. Khi 8 – 9 tháng, bé ngồi vững là có thể tập tự cầm muỗng xúc ăn.
Những phương pháp giúp bé tự xúc ăn

Ba mẹ thường băn khoăn ở độ tuổi nào thì thích hợp để tập cho các bé tự xúc ăn ? 

 
Nhiều bậc phụ huynh rất "sợ” cảnh sau một ngày làm việc căng thẳng, buổi chiều đi làm về còn phải đánh vật với việc cho cục cưng ăn và ngày cuối tuần thì cả nhà như là chiến trường, suốt ngày loay hoay với 3 bữa ăn của bé. Phải chạy theo đút cho bé ăn, phải bế bé đi vòng vòng, hay ngồi trên bàn cũng phải đút cho bé từng miếng…
 
Vậy tại sao ba mẹ không để bé tự ăn? Đa phần bố mẹ sẽ bảo: Làm sao bé tự ăn được? Bé không tự ăn được? Bé không tự xúc ăn đâu, phải hò hét, la mắng, rồi đè đút thức ăn vào bé còn ngậm hay phun ra nữa.. 
 
Thế ba mẹ định đút cho bé đến bao giờ? Ngay khi tròn 6 tháng tuổi, các bé đã rất thích cầm nắm mọi vật và đưa vào miệng, nhưng lúc này bé ngồi chưa vững, nên thường được cho ăn trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi, nên chưa tự ăn được. Khi 8 – 9 tháng, bé ngồi vững là có thể tập tự cầm muỗng xúc ăn. Tập cho bé tự xúc ăn là một giai đoạn quan trọng trong việc dạy cho bé tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. 
 
Ngay từ khi còn nhỏ, vào giai đoạn 6-9 tháng, ba mẹ hãy cho bé tập làm quen với việc ăn uống 
 
1. Tập trước
Trước khi dạy bé dùng thìa, mẹ và bé có thể dùng bát thìa nhựa để chơi. Giả vờ chơi trò ăn uống với bé nhà bạn. Chẳng hạn, vờ như bạn đang xúc thức ăn từ bát rồi đưa vào miệng cho bé. Sau đó, giúp bé bắt chước những hành động này. Đây là cách tuyệt vời để bé cầm chắc thìa mà không làm vấy bẩn đồ ăn.
 
 
2. Xem xét tò mò ở bé
Khi bé được khoảng 6-9 tháng, bé thường tò mò về thìa. Mỗi giờ cho bé ăn, bạn đưa cho bé thêm một chiếc thìa để bé giữ và chơi trong suốt giờ ăn. Khuyến khích bé xúc và liếm thìa của bé.
 
3. Tìm món tập xúc thìa
Những món bạn dùng để tập cho bé ăn thìa có thể gồm sữa chua, kem, bột, khoai tây nghiền, mỳ ống, nước sốt...
 
4. Chọn thìa bé cầm được
Để thành công, nên chọn thìa nhựa có tay cầm to, nằm vừa vặn trong tay bé.
 
 
5. Vừa học vừa chơi
Mặc dù cầm được thìa nhưng bé còn yếu trong kỹ năng dùng thìa để xúc thức ăn. Do đó, chỉ nên cho bé xúc thìa như một hoạt động vui chơi, rèn luyện thể chất chứ không phải để bé phải tự xúc được bột.
 
6. Để sạch sẽ
Nên rải thảm nilon dưới bàn ăn của bé để đồ ăn có rơi vào đó thì cũng dễ làm sạch.
 
7. Đừng quên yếm
Nên đeo yếm khi dạy bé dùng thìa vì chắc chắn bé sẽ làm bẩn quần áo của chính bé.
 
 
8. Quy tắc riêng
Nghiêm khắc với bé nếu bé múc thức ăn rồi ném cả thìa cả thức ăn xuống sàn nhà. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé. Nên dạy cho bé mục đích của cầm thìa ngay từ đầu để sau này, bạn không phải chạy theo sửa thói xấu cho bé. Nếu bé tỏ ra chán và nghịch ngợm, bạn nên chấm dứt việc "học tập" của bé tại đây.
 
9. Cho bé dùng dĩa
Khi bé xử lý tốt với thìa, bạn có thể chuyển sang dạy bé dùng dĩa. Cho bé những món mà bé có thể dùng dĩa để xiên như hoa quả cắt miếng...
 
10. Tâm lý
Nên kiên nhẫn và khen ngợi nỗ lực cầm thìa của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi.
 
Có thể trong thời gian đầu, bé sẽ bị dơ, mặt mày nhem nhuốc, đồ ăn đổ vương vãi thì ba mẹ phải kiên nhẫn, tuyệt đối không la mắng. Như vậy ba mẹ chỉ chịu cực dọn dẹp vài tháng để tập cho bé ăn nhưng sẽ đỡ vất vả những năm sau này vì không những bé có thể tự ăn mà còn có thói quen ăn uống và tự lập tốt.
 
Có một điều chắc bố mẹ không biết, con người cảm thấy thèm ăn khi đói, khi thấy màu sắc và mùi vị thức ăn hấp dẫn, khi thức ăn được nhai trong miệng sẽ được trộn với ít men trong nước bọt và thức ăn được nghiền nát, khi xuống tới dạ dày sẽ giúp dạ dày đỡ phải làm việc vất vả để nhào trộn thức ăn, sẽ giúp dễ tiêu hóa và hấp thu hơn. Còn khi bé bị ép ăn hay không tự ăn, khi ăn mà mắt dán vào tivi, vào đồ chơi, bố mẹ đút thì nuốt… bé sẽ khó tiêu hóa hơn. Bố mẹ cũng đừng bắt bé ăn trước vì bé phải ăn một mình, nên cho bé ngồi ăn chung với gia đình, bé thấy cả nhà cùng ăn sẽ hào hứng, bắt chước người lớn.
 
Ngoài ra, các bé lớn hơn sẽ mải chơi, bố mẹ nên dẫn bé đi siêu thị, cho bé tự chọn mua nhiều tô muỗng có những hình thù con thú khác nhau, mỗi bữa sẽ múc cháo từng tí một sát đáy tô, khuyến khích bé xúc cháo, khi bé xúc một muỗng sẽ lôi ra một bộ phận của con thú, như tai con thỏ, múc thêm muỗng nữa sẽ thấy mắt, thấy đuôi… như vậy bé sẽ hứng thú xúc ăn để thấy hết con thú, lúc này ba mẹ khen bé giỏi và nói đại loại như: em thỏ cảm ơn anh Bi đã cứu em khỏi tô cháo… rồi tiếp tục múc tô khác cho bé "cứu” các em tiếp…
 
Một vấn đề khá quan trọng là khi các bà mẹ gặp nhau, thông thường hỏi thăm tháng này bé tăng được mấy cân, cao được bao nhiêu !Nếu bé không muốn ăn bữa tối nay, cũng không sao, ngày hôm sau bé sẽ ăn bù và sẽ tự hiểu, nếu không ăn thì đi ngủ với bụng đói chẳng dễ chịu chút nào, tự ắt bé sẽ đòi ăn khi bé đói.   Thật ra nếu bé khỏe mạnh, không bệnh tật, chơi đùa, ngủ đủ giấc là những điều quan trọng hơn cả. 
Chia sẽ: Share on Facebook Share on Google+ Share on Twitter

Bài viết khác

.
.
.
.
.