Những phương pháp giáo dục con của các nước nổi tiếng trên thế giới.

Các quốc gia với nhiều nền văn hóa khác nhau đều có cách nuôi dạy con khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp dạy con của các quốc gia ấy có gì đặc biệt để đất nước họ phát triển vượt bật như Nhật, Mỹ hoặc Do Thái-dân tộc thông minh nhất thế giới. Các bố mẹ hãy cùng nghía qua những phương pháp phổ biến dưới dây để tham khảo cách dạy con phù hợp với gia đình mỗi người nhé.
 Những phương pháp giáo dục con của các nước nổi tiếng trên thế giới.

1. Phương pháp dạy con của người Mỹ

Tôn trọng tối đa, nhưng đồng thời cũng hết sức kỷ luật. Từ nhỏ, đứa trẻ đã được dạy phải tuân thủ những quy tắc ứng cơ bản như: Tự ăn, tự chăm sóc mình nếu có thể, ăn uống, sinh hoạt đúng giờ, lịch sự nơi công cộng. Lúc con bắt đầu biết cầm, nắm để ăn,  bố và mẹ hướng dẫn con mình cách tự xúc ăn.
Đứa bé có thể còn ngượng nghịu, lóng ngóng thậm chí cáu kỉnh và bỏ cuộc. Nhiệm vụ của bố mẹ là phải kiên trì, hết lần này tới lần khác, vừa hướng dẫn vừa khích lệ, thậm chí biến bữa ăn thành "trò chơi”, để con có thể tập cho đến khi biết tự ăn thành thạo.

Người Mỹ giúp con độc lập, dũng cảm bằng cách cho bé ngủ một mình, ngã phải tự đứng lên, muốn làm gì phải dựa vào chính mình. Trẻ được tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo: Có thể tự làm đồ chơi, khi hư thì tự sửa. Trẻ em có quyền tự do sắp xếp thời gian và quyết định thời gian. Cha mẹ tôn trọng, yêu thương nhưng không chiều con. Trước khi quyết định điều gì, họ hỏi ý kiến con. Trẻ em được học tự giác xếp hàng từ nhỏ, không ồn ào nơi công cộng.

Các bậc cha mẹ ở Mỹ không chỉ là người thầy tốt nhất của con mà còn là người bạn với con suốt cuộc đời. Họ yêu thương con nhưng cũng để cho con tự lập làm việc. Họ có thể khóc khi con mình đạt được những thành tích trong học tập, trong trò chơi hay trong công việc nhưng cũng rất kiên quyết để con tự làm mọi việc. Cha mẹ Mỹ biết lúc nào nên dành tình yêu thương cho bé, lúc nào nên để bé tự lập làm việc.

2. Phương pháp của các bà mẹ Nhật

Theo người Nhật, Sợi dây gắn kết được hình thành giữa mẹ và trẻ đã có từ khi trẻ trong bụng mẹ, rồi khi trẻ được sinh ra thì mẹ chính là người gần gũi nhất. Tình thương của người mẹ được trẻ cảm nhận vô cùng đặc biệt so với những người khác, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Nếu giai đoạn còn nhỏ mà trẻ phải xa mẹ và được người khác chăm sóc thì trẻ sẽ không bao giờ cảm nhận đầy đủ được tình yêu của mẹ, dù sau này người mẹ có muốn bù đắp bao nhiêu đi nữa.

Hơn nữa, giai đoạn 0-6 tuổi, sự hình thành tính cách, năng lực, trí tuệ của trẻ là phát triển mạnh mẽ nhất, nếu người mẹ không ở bên mỗi ngày thì trẻ sẽ không được phát huy hết khả năng của mình, và tính cách của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố của người xung quanh nhiều hơn là của mẹ. Vì thế đừng bao giờ giao việc chăm con, chơi với con cho người khác ở giai đoạn này. Yêu Thương, Kiên Nhẫn, Trò Chuyện và Khen Ngợi, đó là những yêu tố quan trọng góp phần nên những con người Nhật với nhiều đức tính quan trọng nổi tiếng trên thế giới.

3. Phương pháo giáo dục con của người Do Thái

Người mẹ Do Thái nói rằng "phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con. Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ một câu châm ngôn "Con lừa thồ sách”, ý muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: "Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”. Và vì thế, người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản. Một trong những "bí quyết” là dạy con biết vượt khó, làm việc nhà, liên tục đặt câu hỏi… từ nhỏ.

Họ quan điểm "Trời sinh ra ta, ắt hữu dụng", ai cũng có khả năng làm việc gì đó, không có kẻ bất tài vô dụng.Trong quá trình mang thai, họ áp dụng thai giáo,điển hình như việc bà bầu rèn luyện môn toán để con họ thông minh. Người Do Thái yêu thích đọc sách nên khuyến khích sự chú ý, giúp trẻ biết đặt câu hỏi để học được nhiều cái mới. Trẻ được học ngoại ngữ và Kinh Thánh từ nhỏ.

Họ giáo dục con biết quản lý tài chính từ sớm: 3 tuổi nhận biết được tiền và 5 tuổi biết kiếm tiền. Trẻ phải biếttựlập, tự cường, không sợ thất bại, được dạy lao động từ sớm. Chúng cũng được dạy giao lưu thân thiện với mọi người. 
Chia sẽ: Share on Facebook Share on Google+ Share on Twitter

Bài viết khác

.
.
.
.
.