Dạy con từ bỏ những thói quen xấu

Đằng sau mỗi hành động tưởng chừng như vô tình của con đều ẩn chứa một nguyên nhân. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thường gặp khó khăn để tìm hiểu những lý do này, nhất là khi trẻ gặp stress. Thay vì la mắng con vì cách cư xử, bạn nên tìm hiểu lý do và thử áp dụng những biện pháp sau đây để giúp con thay đổi.
Dạy con từ bỏ những thói quen xấu

1/ Đưa ra những quy định rõ ràng

Tạo một danh sách những quy tắc và phổ biến chúng với bé một cách rõ ràng và chi tiết. Thay vì quá chú trọng đến những hình phạt, mẹ nên cho bé thấy được những lợi ích của mình. Chẳng hạn, bé có thể coi phim sau khi làm xong bài tập của mình. Tất nhiên, bé cũng không được coi phim sau giờ ngủ của mình.

2/ Sự nhất quán

Để giúp con loại bỏ những cách cư xử xấu, sự nhất quán là điều cực kỳ quan trọng. Sai lầm của hầu hết các bậc phụ huynh là không có “nghệ thuật” khen thưởng và trừng phạt trẻ.

Nhiều mẹ chỉ phản ứng trước một vài thói quen của trẻ và bỏ qua những thói quen tương tự. Thay vì nhắc nhở con vì hành động sai, mẹ có xu hướng bao biện và tìm lý do bào chữa cho con. Cho bé một lý do để hành động xấu có thể dẫn đến những hành động sai lầm sau này.

3/ Giải thích cho trẻ hiểu

Bất kể con bao nhiêu tuổi, bé cũng cần được nói chuyện rõ ràng. Giải thích cho bé tại sao hành vi của bé sai và nó sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với người xung quanh. Nhiều mẹ nghĩ rằng con còn quá nhỏ để có thể hiểu hết những điều này. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên mẹ nên giải thích cho bé những ảnh hưởng đến mọi người xung quanh càng sớm càng tốt.

4/ Khen thưởng

“Treo giải” có thể khuyến khích bé hình thành những hành động tốt của trẻ. Dù vậy, khen thưởng có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực nếu không được áp dụng đúng cách. Chẳng hạn, khi con không chịu ăn cơm, mẹ không nên vì muốn con ăn cơm mà hứa dẫn bé đi chơi hoặc mở tivi cho bé coi như một phần thưởng. Điều này chỉ thay đổi thói quen xấu của con bằng một thói quen không tốt khác.

5/ Áp dụng các biện pháp trừng phạt

Nếu muốn con thay đổi thói quen xấu, trừng phạt là điều không thể tránh khỏi, nhất là đối với những nhóc “cứng đầu”. Mẹ có thể phạt bé đứng im trong góc. Thời gian phạt có thể thay đổi theo độ tuổi hoặc mức độ sai của hành động. Ngay khi bé có những hành vi không được chấp nhận, bạn nên để bé biết ngay lúc đó, và tránh việc quá tức giận. Tức giận chỉ làm bạn không kiểm soát được mình, và đôi lúc, bé sẽ không hiểu được nguyên nhân.

Một điều cực kỳ quan trọng khi áp dụng những hình phạt với con: Không nên đánh con, dù bằng bất cứ vật gì. Những hành động bạo lực của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến hành vi của bé, khiến con có xu hướng bạo lực.

6/ Những điều nên tránh khi dạy con thay đổi thói quen xấu

– La hét: Bạn có lắng nghe khi người khác đang hét vào mặt bạn? Tất nhiên, bé cũng không thể nghe được gì nếu bạn đang la hét. Nếu muốn bé cưng học được kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, bạn nên tránh la hét vào mặt của bé.

– Đe dọa: Không nên đe dọa bé, dù dưới bất kỳ hình thức nào. Về lâu dài, nó có thể gây ảnh hưởng tâm lý của con. Những mối đe dọa không chỉ đáng sợ, mà đó còn là cách “thổi phồng” thêm nội dung xấu.

– So sánh với những đứa trẻ khác: Không ai muốn bị so sánh, và bé cưng cũng vậy. Về bản chất, khi so sánh có nghĩa bạn đang nói với con rằng bé không đủ tốt và điều này có thể làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con. Theo một cách nào đó, bé có thể thật sự cảm thấy mình không đủ tốt, dần dần sẽ sinh ra sự tự ti và lo sợ.

Theo Marrybaby.vn

Chia sẽ: Share on Facebook Share on Google+ Share on Twitter

Bài viết khác

.
.
.
.
.